Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da

Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da

Ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D có lợi cho sức khỏe và cần thiết cho xương nhưng nó chỉ tốt vào thời điểm trước 8 giờ sáng. Sau thời gian này, tia UV của ánh nắng mặt trời có thể gây ra nhiều tổn thương cho da, phá hủy cấu trúc tế bào và làn da một cách nghiêm trọng theo thời gian mà bạn không hề hay biết.

Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da - hình 1

Chính vì vậy, trong bài viết này, Biocyte sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức về ánh nắng mặt trời, các tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da cũng như cách để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.

Bản chất của ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời gây ra nhiều tác động xấu đến làn da, như cháy, sạm, giảm độ đàn hồi hoặc nguy cơ cao là bị ung thư da. Từ đó dẫn đến làn da lão hóa sớm nếu không biết cách chăm sóc và mắc các bệnh liên quan khác. Tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) sẽ gây ra khoảng 90% các triệu chứng tổn thương da.

Tia UV là thành phần chính có trong ánh nắng mặt trời. Dựa trên bước sóng tương đối của chúng (được đo bằng nanomet, hoặc nm) mà được chia thành các loại bức xạ sau:

  • Bức xạ UVC (100 đến 290 nm)
  • Bức xạ UVB (290 đến 320 nm)
  • Bức xạ UVA (320 đến 400 nm)

Trong đó, tia UVC có bước sóng ngắn nhất nên dường như bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ozon và không thực sự ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên, bức xạ UVC vẫn có thể được tìm thấy từ các nguồn nhân tạo như đèn diệt khuẩn, đèn hồ quang thủy ngân.

Còn tia UVB không dễ xuyên qua kính nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến lớp biểu bì da và là nguyên nhân chính gây cháy nắng. Khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều là cường độ cao nhất của tia UVB và càng gay gắt hơn trong những ngày hè, chiếm khoảng 70% mức độ phơi nhiễm tia UVB hàng năm của một người.

Ngược lại, tuy tia UVA không lọc được qua kính nhưng nó là nguyên nhân chính gây hại cho da vì có khả năng đi sâu vào da hơn UVB.

Các tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da

Làn da bị ảnh hưởng do tia UVA và UVB

Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da - hình 2

Cả bức xạ UVA và UVB đều có thể gây ra nhiều tác động xấu đến làn da, bao gồm: rối loạn liên quan đến lão hóa, hình thành nếp nhăn, suy giảm khả năng miễn dịch đối với nhiễm trùng và ung thư da.

Hơn nữa, tia UV làm tăng số lượng nốt ruồi trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn đến sự phát triển của các tổn thương tiền ác tính được gọi là dày sừng actinic. Và dày sừng hoạt tính được coi là tiền ung thư vì cứ 100 người thì có một người phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy, thường gặp trên tai, mặt và mu bàn tay.

Bên cạnh đó, tia cực tím cũng có thể gây ra dày sừng tiết bã nhờn, có hình dạng giống như mụn cơm mọc trên da. Tuy nhiên, dày sừng tiết bã không có khuynh hướng phát triển thành ác tính như dày sừng hoạt tính.

Tóm lại, nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ khỏi tia UVA và UVB sẽ bị hậu quả sau:

  • Da khô, mỏng, có nếp nhăn.
  • Da đổi màu, trở nên sậm màu, sạm, nám, tàn nhang.
  • Nguy cơ ung thư da.

Phân hủy sợi collagen và xuất hiện các gốc tự do

Tia UV có thể làm phá hủy cấu trúc collagen với tốc độ cao hơn quá trình lão hóa da bình thường. Để làm được điều này, tia UV sẽ thâm nhập vào lớp giữa của da (hạ bì), gây ra sự tích tụ bất thường của elastin, làm phá vỡ collagen. Nếu để thời gian tiếp xúc kéo dài sẽ khiến quá trình này đẩy nhanh hơn, dẫn đến hình thành nếp nhăn và làn da mau chóng bị chảy xệ.

Ngoài ra, tia cực tím còn có khả năng hình thành các gốc tự do, làm cản trở quá trình sửa chữa DNA ở cấp độ phân tử. Vì các gốc tự do làm tăng số lượng các enzym phân hủy collagen, gián tiếp thay đổi vật chất di truyền của tế bào theo hướng ác tính.

Hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng

Hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ, chống lại những tế bào lạ, bất thường và các tác nhân gây nhiễm trùng, bao gồm cả ung thư. Hàng rào bảo vệ miễn dịch này bao gồm tế bào da được gọi là Langerhans và các tế bào bạch cầu chuyên biệt được gọi là tế bào lympho T. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức, một số hóa chất được giải phóng, chúng ngăn chặn các tế bào này và làm suy giảm khả năng phản ứng miễn dịch toàn thân.

Mặt khác, việc tiếp xúc với tia cực tím quá mức sẽ làm ngăn chặn quá trình apoptosis – tuyến phòng thủ miễn dịch cuối cùng của cơ thể, tạo cơ hội cho các tế bào tiền ung thư trở thành ác tính.

Ảnh hưởng đến sức khỏe làn da

Tác hại của ánh nắng mặt trời đối với da - hình 4

Da khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian quá lâu sẽ làm thay đổi cấu trúc da cũng như giảm độ đàn hồi khiến da trở nên nhăn thô và sạm. Hơn nữa, hệ quả có thể khiến thành mạch máu mỏng hơn, dẫn đến dễ bị bầm tím và nổi gân nhện trên bề mặt.

Những biểu hiện do thay đổi tăng sắc tố bởi ánh nắng mặt trời gây ra như nổi tàn nhang, đốm trắng, đốm đồi mồi,… Chúng thường xuất hiện trên mu bàn tay, cánh tay, vai, ngực và lưng, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Đây là hậu quả của tổn thương da do ánh nắng mặt trời.

Ung thư da và u sắc tố

Ánh nắng mặt trời có khả năng gây ung thư da, trong đó có 3 loại ung thư da thường gặp là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư tế bào hắc tố và ung thư biểu mô tế bào vảy.

Đối với u tế bào hắc tố ác tính, đây là loại gây chết người nhiều nhất trong 3 loại vì khả năng di căn mạnh mẽ hơn. Ngược lại, ung thư biểu mô tế bào đáy có tần suất gặp cao nhất nhưng thường lan rộng tại chỗ thay vì di căn. Còn lại ung thư biểu mô tế bào vảy là loại phổ biến thứ 2 và di căn nhanh, mặc dù không phổ biến như u tế bào hắc tố ác tính.

Các biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời

Với các tác hại của ánh nắng mặt trời tác động xấu đến làn da, có thể thấy những phương pháp bảo vệ da là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách chống nắng toàn diện cho cơ thể:

Các biện pháp chống nắng phổ biến có thể áp dụng

Các biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời - hình 1

  • Chọn các loại quần áo dài tay, thoải mái. Trong đó, trang phục màu tối bảo vệ tốt hơn các loại màu sáng vì chúng có khả năng chống tia UV tốt hơn.
  • Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 10 – 16h vì đây là thời điểm chỉ số UVB cao nhất.
  • Đội nón, nhất là các loại rộng vành và đeo khẩu trang để bảo vệ mặt, tai, gáy,…
  • Sử dụng chất chống nắng, có thể là viên uống hoặc kem bôi chống nắng để giảm tác hại của ánh nắng mặt trời. Lưu ý, bạn nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với cơ địa bản thân như loại da, tình trạng da và độ nhạy cảm của làn da,..
  • Sử dụng kính mát khi ra ngoài trời nắng nhằm phòng ngừa đục thủy tinh thể và bảo vệ vùng da quanh mắt.

Bổ sung thực phẩm hỗ trợ chống nắng hiệu quả từ bên trong

Các biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời - hình 2

Các chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm tăng cường khả năng chống nắng tự nhiên của cơ thể và tái tạo các vùng da tổn thương do tia cực tím gây ra trên cơ thể.

Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn hằng ngày để giúp cơ thể chống nắng hiệu quả từ bên trong:

Cà chua: chứa thành phần lycopene và nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E có tác dụng chống oxy hóa và hạn chế bị bỏng da do ánh nắng mặt trời gây nên khi bạn ra ngoài đường. Đặc biệt, cà chua còn có khả năng hỗ trợ chống lại quá trình tổn hại do ảnh hưởng của tia UV.

  • Dưa hấu: trong dưa hấu chứa hàm lượng lycopene nhiều hơn 40% so với cà chua và các vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể như canxi, sắt, kali, vitamin A, C, E. Chính vì vậy, dưa hấu được xem là loại trái cây lý tưởng giúp cơ thể chống lại các tác hại của tia cực tím và trung hòa các gốc tự do.
  • Trà xanh: có công dụng là chất dưỡng ẩm cho mọi loại da và chống oxy hóa cực mạnh, giúp đem lại làn da trắng sáng, khỏe mạnh và chống lại các tác hại từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, khi tiếp xúc với tia UVA và UVB, trà xanh có tác dụng tăng cường chức năng tim mạch, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, phòng chống ung thư và giải độc cơ thể.
  • Các loại rau lá xanh: các loại rau rất giàu vitamin và chất xơ, giúp nuôi dưỡng và cải thiện làn da. Đặc biệt chúng có tác dụng chống oxy hóa cao và giảm các tác hại của ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư da một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, hãy luôn nhớ bổ sung nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước/ ngày để giữ và cân bằng độ ẩm cần thiết cho da, sớm phục hồi và làm mát cơ thể trước các tác hại của tia UVA và UVB.

Kết hợp sử dụng sản phẩm bảo vệ làn da

Các biện pháp bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời - hình 3

Mặc dù không thể chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời tuyệt đối nhưng bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có chức năng bảo vệ, phục hồi làn da của mình và làm chậm quá trình lão hóa:

  • Lựa chọn sản phẩm có thành phần AHA hoặc BHA: cải thiện tông màu da, phục hồi độ mịn màng hiệu quả khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đem đến một làn tổng thể rạng rỡ hơn.
  • Sản phẩm Retinol: có tác dụng làm giảm sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa và các nếp nhăn.
  • Serum Vitamin C: làm sáng màu da không đồng đều do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Huyết thanh chống oxy hóa: có tác dụng tăng hiệu quả của sản phẩm SPF của bạn và bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường.

Lưu ý: Không nên chống và tránh nắng vào khung giờ trước 8h sáng. Vì đây là khoảng thời gian thích hợp để chúng ta phơi nắng và tận hưởng một ngày mới khỏe mạnh. Qua đó còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin D cần thiết và cải thiện sức khỏe.

Vì vậy, chúng ta chỉ nên chống nắng cho cơ thể sau 9h sáng, khi trời trở nên nắng gay gắt và có thể làm các tế bào da bị tổn thương.

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu hơn về tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da của chúng ta nếu không được che chắn, bảo vệ. Nếu thường xuyên tiếp xúc với tia UV có thể khiến da bạn bị cháy sạm, lão hóa da và có nguy cơ dẫn đến ung thư. Trước những tác hại ấy, bạn nên có biện pháp chống nắng phù hợp, an toàn với tình trạng da và mang lại hiệu quả cao. Vì thế, hãy chủ động giữ gìn và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh ngay từ thời điểm này, bạn nhé!

Bài viết khác

20211102_cham-soc-da-sau-khi-nan

Bí kíp chăm sóc da sau khi nặn mụn mụn để không bị thâm nám

mach_ban_mot_so_cach_tri_mun_tha

Mách bạn một số cách trị mụn thâm cho da dầu

bi_mun_noi_tiet_nen_uong_gi_mau

Bị mụn nội tiết nên uống gì mau hết?

1_3d4aea680e

Top 6 công thức trị nám bằng kem đánh răng

tri-tan-nhang-tai-nha-1

Top 9 cách trị tàn nhang tại nhà cực đơn giản

co-nen-uong-collagen-trong-thoi

Có nên uống collagen trong thời kỳ kinh nguyệt

Hỏi đáp