Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh. Kẽm giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chiều cao cũng như phát triển trí tuệ một cách toàn diện.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Vì vậy, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh một cách hợp lý và khoa học là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả.

Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho trẻ. Việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh một cách đầy đủ giúp trẻ phát triển toàn diện về trí não, chiều cao, cơ bắp, cân nặng và hệ miễn dịch.

Phát triển não bộ

Kẽm là một nguyên tố quan trọng có mặt trong trung tâm bộ nhớ của não bộ. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện não bộ ở trẻ nhỏ, kẽm đóng vai trò không thể thiếu, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Sự hiện diện của kẽm đóng góp vào việc tăng cường quá trình này, đồng thời đảm bảo sự phát triển và hoạt động chính xác của não bộ.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Tăng cường hệ miễn dịch

Nguyên tố vi lượng kẽm có tác dụng tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch như tế bào lympho B và T, cùng với đại thực bào. Do đó, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh giúp gia tăng “tấm khiên” bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn đầu đời và suốt quãng đời của trẻ.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh tăng cường hệ miễn dịch

Phát triển hệ xương

Không chỉ cần canxi, vitamin D hay photpho để xương phát triển chắc khỏe. Kẽm cũng là một yếu tố quan trọng trong cấu trúc xương. Vì vậy, để đảm bảo xương của trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh trong tương lai, ngoài việc bổ sung canxi, cha mẹ cũng nên chú trọng đến việc cung cấp đủ kẽm cho bé.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh phát triển xương

Giúp trẻ phát triển toàn diện

Kẽm có mặt trong thành phần cấu tạo của hơn 80 loại enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp ADN và ARN, từ đó tạo thành protein giúp trẻ phát triển toàn diện về cân nặng, chiều cao và trí tuệ.

Tăng cường thị lực

Kẽm có vai trò như một “nhà vận chuyển” giúp cung cấp vitamin A cho võng mạc, đây là một yếu tố quan trọng cho thị lực. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin A cần thiết, gây suy giảm thị lực và có thể gây thoái hoá điểm vàng ở người già. Trong giai đoạn sơ sinh, kẽm giúp phát triển chức năng của mắt, giúp cho mắt trẻ sáng mắt, nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh tăng cường thị lực

Tăng cảm giác ngon miệng

Trẻ nhỏ thường có thể kén ăn và ăn ít, đặc biệt khi bị bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ tiêu hoá, giúp trẻ bú sữa và ăn uống đầy đủ.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh tăng cảm giác ngon miệng

Tuy nhiên, khác với các dưỡng chất khác, bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh được xem là con dao hai lưỡi. Nếu bổ sung không đủ hoặc quá liều, có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Nhu cầu kẽm của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi

Thực tế, nhu cầu kẽm ở trẻ sơ sinh sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển cũng như độ tuổi của trẻ. Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, nhu cầu kẽm của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi là như sau:

Nhu cầu kẽm của trẻ sơ sinh theo từng độ tuổi

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 7 đến 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: 11mg/ngày (đối với bé trai) và 9mg/ngày (đối với bé gái).

Bố mẹ nên nhớ chỉ bổ sung kẽm qua đường uống cho trẻ sơ sinh khi trẻ thực sự thiếu kẽm, có biểu hiện lâm sàng và thông qua các chỉ số xét nghiệm sinh hóa, hoặc khi bé có những tổn thương niêm mạc tiêu hóa dẫn đến nguy cơ giảm hấp thu kẽm.

Để đảm bảo an toàn và tốt nhất, dù bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bằng cách nào và bao nhiêu đi nữa, bố mẹ vẫn phải tuân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định liều lượng và cách bổ sung an toàn, hạn chế tác dụng phụ.

Khi nào nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh. Để việc bổ sung kẽm cho trẻ đạt được hiệu quả tối ưu, bố mẹ cần nắm rõ những trường hợp cần bổ sung kẽm dưới đây:

Khi nào nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh?

Trẻ có biểu hiện chán ăn, biếng ăn, chậm lớn

Kẽm tham gia vào hoạt động của hơn 300 enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cường tổng hợp protein cho cơ thể. Bổ sung kẽm giúp thúc đẩy sự phát triển khối lượng cơ của trẻ và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Trẻ có hệ miễn dịch kém hay ốm vặt

Kẽm tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, giúp kích thích tăng trưởng hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, kẽm còn giúp tổng hợp và bài tiết hormone tăng trưởng của trẻ, từ đó kích thích tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn.

Con hay rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể gây biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong. Theo một nghiên cứu, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh với liều lượng 10 mg kẽm/ngày trong khoảng 10 – 14 ngày đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hay khóc về đêm

Theo các chuyên gia, tình trạng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở hầu hết các trẻ thiếu kẽm do còi xương và suy dinh dưỡng. Khi phát hiện trẻ sơ sinh có triệu chứng rối loạn giấc ngủ, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra xem trẻ có thiếu kẽm hay không. Từ đó, có thể áp dụng các biện pháp bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh kịp thời, nhằm tránh các biến chứng tiềm tàng.

Trẻ đang có các vết thương

Các triệu chứng biểu hiện của thiếu kẽm bao gồm: khô da, bóng da, viêm da, nám da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, vết thương lâu lành, loạn dưỡng móng, viêm mé móng, dị ứng, tóc giòn dễ gãy. Kẽm có thể được sử dụng để hỗ trợ phục hồi các triệu chứng này.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là sự tham gia của kẽm vào quá trình tổng hợp collagen và các chức năng miễn dịch, cũng như phản ứng viêm trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu kẽm, sự sản sinh collagen giảm và phản ứng viêm tăng lên.

Có thể bạn quan tâm: Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Một số cách phổ biến nhất để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh, bao gồm sữa mẹ, thực phẩm giàu kẽm và thuốc bổ sung. Bố mẹ cần biết danh sách các loại thực phẩm giàu kẽm có thể đưa vào chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu này.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có thể bổ sung kẽm thông qua nguồn sữa mẹ, vì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, các mẹ nên hạn chế việc cho trẻ bú sữa ngoài và tận dụng nguồn sữa mẹ dồi dào để giúp trẻ phát triển tốt nhất.

Đồng thời, mẹ cần bổ sung đầy đủ kẽm và các chất dinh dưỡng khác trong bữa ăn để nâng cao khả năng bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dưới đây là các loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình:

  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, thịt, trứng, cá,…
  • Nhóm thức ăn giàu vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi,… Nhóm này có tác dụng tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể và ngược lại. Kẽm cũng có khả năng tác dụng giúp cơ thể hấp thu các vitamin C một cách dễ dàng hơn.
  • Bổ sung thêm các loại hạt, loại đậu, nhất là đậu nành,…
  • Nếu các mẹ muốn bổ sung đồng thời kẽm và sắt. Hãy uống sắt sau 2 tiếng uống kẽm. Bởi sắt có khả năng ngăn cản cơ thể hấp thu kẽm.
  • Đặc biệt lưu ý nên bổ sung kẽm ở một mức độ vừa phải, tránh lạm dụng gây dư thừa kẽm trong cơ thể.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu phát triển cảm nhận đầu tiên về thức ăn. Vào giai đoạn này, mẹ nên cho bé bắt đầu tập ăn dặm và thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày để tạo sự hứng thú và đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Các loại thực phẩm giàu kẽm

Bạn có thể bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh ở độ tuổi này thông qua việc lựa chọn các loại thực phẩm giàu kẽm như:

  • Lươn
  • Tôm đồng
  • Cua
  • Thịt đỏ và thịt gia cầm
  • Hàu
  • Các loại đậu
  • Các loại hạt
  • Bông cải xanh
  • Cải bó xôi
  • Tỏi
  • Sữa và sản phẩm bơ sữa

Trẻ biếng ăn

Việc khuyến khích trẻ biếng ăn theo chế độ dinh dưỡng hàng ngày là rất khó khăn. Vì vậy, để giúp bé ăn ngon miệng hơn và đảm bảo đủ lượng kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên cố gắng đáp ứng theo ý muốn và sở thích của bé.

Một số thực phẩm giàu kẽm mà hầu hết trẻ nhỏ thích và có thể làm cho trẻ có cảm giác ngon miệng, bao gồm: Socola đen, sữa chua, bơ sữa, hải sản và ngũ cốc nguyên hạt,..

Bên cạnh việc cung cấp khẩu phần ăn hàng ngày, có thể sử dụng các sản phẩm chức năng như thực phẩm bổ sung, viên uống bổ sung, siro kẽm, thuốc kẽm hoặc dung dịch kẽm để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, cần bổ sung các loại vitamin như A, B6, C để tăng hấp thu kẽm cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm: 18 loại thực phẩm giàu kẽm.

Lưu ý gì khi bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Lưu ý gì khi bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

  • Uống bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ nên thực hiện sau khi ăn 30 phút.
  • Không uống bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ và bổ sung sắt cùng một lúc, nên dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Không uống viên kẽm và canxi cùng lúc, nên bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ trước canxi ít nhất 2 giờ.
  • Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin C thúc đẩy quá trình hấp thụ kẽm như rau xanh, hoa quả, giá đỗ mọc mầm.
  • Nên bổ sung vitamin A, B6, C và phốt pho vì chúng thúc đẩy sự hấp thụ của kẽm.
  • Sáu tháng một lần, trẻ em từ 2 tuổi nên được tẩy giun định kỳ để phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm.

Một số câu hỏi thường gặp khi bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Khi nào cho trẻ sơ sinh uống kẽm?

Để tránh tình trạng thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh, cần bổ sung kẽm từ sữa mẹ. Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé chưa đáp ứng đủ kẽm, cha mẹ cần hỗ trợ bổ sung kẽm. Tuy nhiên, trước khi bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Nên bổ sung kẽm cho bé trong thời gian bao lâu?

Để biết thời điểm thích hợp bổ sung kẽm cho bé, bố mẹ nên đưa bé đến trung tâm dinh dưỡng hoặc cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm và đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Dựa vào tình trạng thực tế của bé, việc bổ sung kẽm có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng.

Nên bổ sung kẽm cho bé trong thời gian bao lâu?

Trong trường hợp bé bị tiêu chảy cấp, trong quá trình điều trị, việc bổ sung kẽm là phương pháp hỗ trợ vô cùng cần thiết. Theo đó, phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở  trẻ dưới 6 tháng tuổi khuyến cáo cần bổ sung 10 mg kẽm mỗi ngày và đối với trẻ từ 6 – 60 tháng tuổi thì cần được bổ sung 20 mg kẽm mỗi ngày. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị này cũng quy định thời gian bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp là khoảng 14 ngày liên tiếp.

Cho trẻ sơ sinh uống kẽm vào lúc nào trong ngày?

Bố mẹ không cho bé uống kẽm khi đói bụng, vì điều này có thể gây rối loạn tiêu hoá cho trẻ. Thời điểm tốt nhất để bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh là một giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Để đạt hiệu quả tối đa, nên bổ sung thực phẩm giàu kẽm cho bé vào buổi sáng. Đối với trẻ bị đau dạ dày, nên uống kẽm trong lúc ăn để tránh kích thích cơn đau.

Có nên pha kẽm với sữa cho bé uống?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, không nên kết hợp kẽm với sữa cho bé uống. Khi kẽm được kết hợp với sữa, có thể xảy ra hiện tượng kết tủa và làm cho bé không thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ cả kẽm và sữa.

Có nên pha kẽm với sữa cho bé uống?

Lời kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh do Biocyte chia sẻ đến bạn đọc. Tóm lại, kẽm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho bé ngay từ khi nhận thấy dấu hiệu thiếu hụt vi chất này. Theo đó, hãy ưu tiên sử dụng các nguồn thực phẩm tự nhiên giàu kẽm và cung cấp sữa mẹ cho bé, vì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất đối với trẻ em.

Bài viết khác

tai_xuong_2_1db29ba42c

Uống collagen và vitamin C cùng lúc được không?

Uống collagen có làm thay đổi nội tiết không?

Uống collagen có làm thay đổi nội tiết không?

mat-na-dau-tay-tri-mun_1ed699534

5 công thức mặt nạ trị mụn an toàn từ thiên nhiên

20200109_045916_243767_mun-o-lun

Mụn lưng: Nguyên nhân và cách khắc phục

20220114_133519_437194_cac-loai

7 nguyên nhân gây mụn chủ yếu và những điều cần biết

HL.43

8 thực phẩm ngăn ngừa mụn cực hiệu quả

Hỏi đáp