Bổ sung kẽm cho người lớn có tác dụng gì?

Bổ sung kẽm cho người lớn có tác dụng gì?

Kẽm là một chất mà cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp và phải bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vì vậy mà vấn đề bổ sung kẽm luôn được nhiều người quan tâm đến. Trong bài viết này, Biocyte sẽ giúp bạn nắm được thông tin bổ sung kẽm cho người lớn có tác dụng gì? Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn?

Bổ sung kẽm cho người lớn có tác dụng gì?

Bổ sung kẽm có tác dụng gì và vì sao cần phải bổ sung kẽm cho cơ thể? Sau đây sẽ là những công dụng tuyệt vời của việc bổ sung kẽm cho người lớn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Kẽm thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào lympho B và lympho T. Do đó, nếu cung cấp đủ kẽm cho cơ thể sẽ nâng cao sức đề kháng, chống chọi với các yếu tố gây bệnh và hoàn thiện chức năng miễn dịch.

Bổ sung kẽm cho người lớn giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hỗ trợ khả năng sinh sản và tăng cường chức năng sinh lý

Đối với nam giới đặc biệt là những người lớn tuổi thì việc bổ sung kẽm là việc hết sức cần thiết. Kẽm là một chất rất quan trọng trong việc điều tiết nồng độ testosterone huyết thanh, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý của nam giới.

Trong một số nghiên cứu thì việc thiếu kẽm ở nam giới sẽ dẫn đến tình trạng giảm thiểu hàm lượng testosterone huyết thanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản ở phái mạnh.

Bên cạnh đó thì sức khỏe tinh trùng cũng sẽ được cải thiện nếu như được bổ sung kẽm theo liều lượng hợp lý. Với nữ giới thì việc bổ sung kẽm sẽ rất có lợi trong thời gian mang thai và cho con bú.

Ngăn ngừa ung thư

Kẽm có khả năng kháng viêm và chống lại các tổn thương do oxy hóa. Chính vì thế, việc bổ sung kẽm cho người lớn sẽ giúp ngăn chặn được hiện tượng mất cân bằng do oxy hóa, từ đó phòng ngừa được bệnh ung thư. Đối với nam giới thì việc bổ sung kẽm có khả năng ngăn chặn được bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Bổ sung kẽm cho người lớn ngăn ngừa ung thư

Phòng chống bệnh tiểu đường

Việc bổ sung kẽm cho người lớn sẽ giúp cho các hormone được cân bằng, đặc biệt là insulin sẽ giúp cho việc điều tiết đường huyết và góp phần điều trị bệnh tiểu đường tự nhiên của cơ thể. Kẽm có khả năng liên kết với các hormone insulin, từ đó giúp insulin được tích trữ trong tụy và tiết ra liều lượng phù hợp khi glucose đi vào đường máu.

Bổ sung kẽm cho người lớn phòng chống bệnh tiểu đường

Ngoài ra, việc bổ sung kẽm cho người lớn tuổi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các enzym tiêu hóa, từ đó giúp cho các tế bào có thể gắn kết được với các insulin, chuyển hóa năng lượng cho cơ thể thay vì tích trữ ở dạng mỡ thừa. Chính vì thế mà việc bổ sung kẽm cho người lớn tuổi sẽ có khả năng ngăn chặn được bệnh tiểu đường.

Cải thiện chức năng da

Một khi cơ thể không được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ dễ gặp hiện tượng rối loạn da, viêm da mãn tính gây nên bệnh chàm da. Chính vì thế mà việc tăng cường và bổ sung kẽm cho cơ thể sẽ giúp cho tình trạng chàm da được cải thiện, khôi phục khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể.

Cải thiện chức năng não bộ

Bổ sung kẽm giúp cải thiện chức năng não bộ bằng cách điều hòa các chất dẫn chuyển thần kinh, kích thích quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh và ổn định hoạt động của tế bào thần kinh. Kẽm cũng có nồng độ cao ở trung tâm bộ nhớ của não bộ, giúp duy trì trí nhớ và khả năng tư duy.

Bổ sung kẽm cho người lớn cải thiện chức năng não bộ

Hỗ trợ điều trị mụn

Các chuyên gia cho rằng để điều trị mụn trứng cá an toàn và hiệu quả thì việc bổ sung kẽm cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp kiểm soát được hàm lượng testosterone trong cơ thể đồng thời ngăn chặn quá trình chuyển hóa testosterone, giúp cản trở quá trình hình thành nên mụn trứng cá.

Bổ sung kẽm cho người lớn còn có khả năng hỗ trợ quá trình điều tiết lượng dầu nhờn có trên da, thông qua đó kiểm soát được lượng dầu một cách hiệu quả và ngăn chặn việc sản sinh mụn.

Bổ sung kẽm cho người lớn giúp trị mụn

Kẽm còn có khả năng ngăn chặn vi khuẩn tấn công, xâm nhập vào bên trong các vết thương do mụn trứng cá gây ra, từ đó giúp ngăn chặn việc nhiễm trùng, kích thích sản sinh collagen hỗ trợ chữa lành da nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm: Top viên uống collagen được tin dùng.

Giúp da, móng và tóc phát triển tốt

Bổ sung kẽm giúp da mềm mịn hơn, móng tóc phát triển tốt. Thiếu kẽm khiến cho móng tay yếu, dễ gãy rụng, da khô sạm. Do đó, mọi người cần bổ sung kẽm cho cơ thể để hỗ trợ nuôi dưỡng tóc, móng chắc khỏe hơn, da mềm mịn và không bị khô sạm.

Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn?

Như vậy sau khi tìm hiểu về công dụng của việc bổ sung kẽm có tác dụng gì thì khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn là một vấn đề cũng rất quan trọng. Những đối tượng dưới đây nên bổ sung thêm kẽm mỗi ngày:

Khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn?

Những người ăn chay thường xuyên

Những người ăn chay có thể thiếu kẽm do không ăn các loại thực phẩm động vật giàu kẽm như thịt, hải sản, trứng, sữa,…

Người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo

Kẽm là một chất tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh trong não. Việc thiếu hụt kẽm sẽ khiến suy giảm số lượng chất dẫn truyền thần kinh, khiến cho cơ thể thiếu nhạy bén, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mệt mỏi, thiếu tỉnh táo,…

Mất cảm giác ăn ngon miệng, chán ăn

Enzym ở tuyến nước bọt có chứa kẽm, nó góp một phần vào việc tạo nên mùi vị, giúp cho hệ thống cảm nhận được mùi vị của thức ăn, khiến cho chúng ta có cảm giác ăn ngon hơn. Do đó việc bổ sung kẽm là cần thiết nếu cơ thể chúng ta có cảm giác ăn không ngon, chán ăn trong suốt một thời gian dài.

Người có sức đề kháng yếu, dễ bị mắc bệnh

Kẽm có tác dụng rất quan trọng đối với cơ thể đặc biệt là hệ miễn dịch. Kẽm rất cần thiết cho việc hình thành các tế bào kháng thể, tế bào bạch cầu, tuyến giáp và các hormone. Việc thiếu kẽm sẽ khiến cho hệ miễn dịch trở nên suy yếu và làm chậm quá trình chữa lành các vết thương, tăng khả năng nhiễm trùng và bệnh tiêu chảy.

Người có sức đề kháng yếu cần bổ sung kẽm

Người có tóc dễ rụng, móng giòn, dễ gãy

Kẽm đóng vai trò là một chất hình thành nên cấu trúc cũng như đảm bảo những chức năng của màng tế bào. Kẽm tham gia hầu hết vào các hoạt động hình thành lên các liên kết trong tóc, móng, răng, xương. Việc thiếu kẽm sẽ khiến cho những liên kết này bị đứt gãy dẫn đến hiện tượng rụng tóc, xuất hiện những đốm trắng trên móng tay.

Vàng răng, lở loét miệng

Ngoài việc là một chất vi lượng có trong Enzym ở tuyến nước bọt thì kẽm còn đóng vai trò là một chất bám ở men răng. Nếu thiếu kẽm sẽ khiến cho răng không còn trắng sáng. Ngoài ra, thiếu kẽm còn khiến cho bạn dễ bị lở loét ở miệng, viêm nướu.

Xương khớp trở nên yếu hơn

Kẽm là một chất vô cùng quan trọng cho xương khớp trong việc hấp thụ canxi. Thiếu kẽm sẽ khiến cho hàm lượng canxi đi vào cơ thể bị giảm đi nghiêm trọng. Về lâu dài khiến cho xương khớp yếu hơn, giòn và dễ gãy.

Tổn thương mắt, ảnh hưởng đến da

Kẽm tham gia vào những hoạt động ở tuyến mồ hôi, kích hoạt nội tiết tố tại chỗ, giúp cho các protein liên kết với vitamin A, hạn chế tối đa tình trạng viêm da và kiểm soát tuyến mồ hôi.

Nhu cầu kẽm của cơ thể theo từng độ tuổi

Một điều quan trọng mà bạn hết sức lưu ý trong việc bổ sung kẽm cho người lớn chính là liều lượng. Dưới đây là bảng nhu cầu kẽm của cơ thể theo từng độ tuổi.

Nhu cầu kẽm của cơ thể theo từng độ tuổi

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày.
  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5 mg/ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 8 mg/ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày.
  • Nam giới trên 14 tuổi: 11 mg/ngày.
  • Nữ từ 14 – 18 tuổi: 9 mg/ngày.
  • Nữ trên 18 tuổi: 10 mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú: 11 – 12 mg/ngày.

Bổ sung kẽm cho người lớn bằng cách nào

Bổ sung kẽm cho người lớn là một việc làm quan trọng để duy trì sức khỏe và chức năng của cơ thể. Kẽm có vai trò trong nhiều quá trình sinh lý, như tổng hợp protein, tăng trưởng, miễn dịch, phục hồi vết thương và thị giác. Bạn có thể bổ sung kẽm cho người lớn bằng các cách sau đây:

Nguồn thực phẩm tự nhiên

Bổ sung kẽm cho người lớn bằng nguồn thực phẩm là một cách cung cấp kẽm cho cơ thể tự nhiên mà không gây ra tác dụng phụ. Bạn có thể chọn những loại thực phẩm giàu kẽm dưới đây:

Bổ sung kẽm cho người lớn thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên

  • Hàu: Hàu là một trong những thực phẩm giàu kẽm nhất, với khoảng 74 mg kẽm trong 100g hàu. Hàu cũng chứa nhiều protein, omega-3, các khoáng chất khác như sắt, đồng và selen.
  • Thịt bò: Thịt bò là một nguồn kẽm hữu cơ dễ hấp thu, với khoảng 12 mg kẽm trong 100g thịt bò. Thịt bò cũng cung cấp nhiều protein, sắt, vitamin B12 và creatine.
  • Phô mai: Phô mai là một loại thực phẩm có nhiều kẽm, với khoảng 10 mg kẽm trong 100g phô mai. Phô mai cũng có nhiều canxi, protein và vitamin A.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt là một nguồn kẽm vô cơ, với khoảng 4 mg kẽm trong 100g ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin B và các khoáng chất khác như magiê, mangan và phốt pho.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Viên uống bổ sung kẽm là một giải pháp hiệu quả dành cho các bà mẹ đang mang thai, trẻ nhỏ đang dậy thì, người lớn tuổi, người bệnh thiếu dinh dưỡng, không được cung cấp hàm lượng kẽm đầy đủ cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể.

Viên uống bổ sung kẽm Zn Zinc Liposomal đến từ nhãn hàng Biocyte giúp bổ sung 15 mg kẽm mỗi ngày, thông qua đó tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ, giúp chữa lành các vết thương nhanh chóng, cải thiện sức khỏe sinh sản, cải thiện làn da và ngăn chặn sự xuất hiện của mụn.

Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ độc quyền UltraZin với cấu trúc Liposome giúp tăng khả năng hấp thụ kẽm. Sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật an toàn cho sức khỏe, phù hợp với cả những người đang ăn chay.

Một số nguồn bổ sung kẽm khác

Một cách khác để bổ sung kẽm cho cơ thể là sử dụng các sản phẩm siro kẽm hay thuốc xịt mũi kẽm. Những sản phẩm này có thể giúp cung cấp kẽm nhanh chóng và dễ dàng cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng chúng mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, vì quá liều kẽm có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, hay giảm hấp thu các khoáng chất khác.

Những điều cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho người lớn

Do kẽm hấp thụ thông qua ruột non, chính vì thế khoảng thời gian bổ sung kẽm thích hợp cho người lớn là vào lúc trước khi ăn sáng hoặc tối. Việc sử dụng kẽm khi bụng đói sẽ dễ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Do đó nên uống kẽm trước khi ăn khoảng 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn. Những người đau dạ dày nên sử dụng kẽm trong bữa ăn.

Những điều cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho người lớn

Khi bổ sung kẽm cho người lớn, bạn cũng cần lưu ý không nên uống kẽm cùng với các sản phẩm bổ sung vitamin hay khoáng chất khác, vì điều này có thể làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể. Nếu muốn uống kẽm với magie, sắt hay canxi, bạn nên cách nhau ít nhất 2 đến 3 giờ, để tránh sự cạnh tranh hấp thụ ở ruột non.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kẽm kết hợp với một số chất khác giúp nâng cao hiệu quả hấp thụ kẽm. Kẽm khi kết hợp với vitamin C sẽ có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn.

Nếu bạn không chắc chắn với những sản phẩm mình đang sử dụng thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ trước khi sử dụng.

Bạn cần phải lưu ý đến chất Phytates vì chúng cản trở sự hấp thụ kẽm, một số thực phẩm có chứa chất này như:

  • Cám gạo, các loại thực phẩm giàu chất xơ.
  • Một số loại thực phẩm photpho, thịt gia cầm.
  • Các loại bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, hạt ngũ cốc.

Do đó bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này trong khoản thời gian bổ sung kẽm để tránh việc cơ thể không được bổ sung lượng kẽm phù hợp.

Lời kết

Trong bài viết này, Biocyte đã chia sẻ đến các bạn về công dụng của việc bổ sung kẽm cho người lớn và khi nào cần bổ sung kẽm cho người lớn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn thật nhiều trong vấn đề nâng cao sức khỏe cho bản thân nhé!

Bài viết khác

20211102_cham-soc-da-sau-khi-nan

Bí kíp chăm sóc da sau khi nặn mụn mụn để không bị thâm nám

mach_ban_mot_so_cach_tri_mun_tha

Mách bạn một số cách trị mụn thâm cho da dầu

bi_mun_noi_tiet_nen_uong_gi_mau

Bị mụn nội tiết nên uống gì mau hết?

1_3d4aea680e

Top 6 công thức trị nám bằng kem đánh răng

tri-tan-nhang-tai-nha-1

Top 9 cách trị tàn nhang tại nhà cực đơn giản

co-nen-uong-collagen-trong-thoi

Có nên uống collagen trong thời kỳ kinh nguyệt

Hỏi đáp