Cảnh báo dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn

Cảnh báo dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn

Kẽm là một vi chất khoáng vô cùng quan trọng cho cơ thể, việc thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý có thể nguy hiểm cho sức khỏe như loét miệng, xơ vữa động mạch, suy giảm thính giác,…

Cảnh báo dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn

Trong bài viết này, Biocyte sẽ đưa ra những dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp từ đó đưa ra phương pháp bổ sung thích hợp.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu kẽm

Kẽm là một chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể.

Thiếu kẽm không phải là một tình trạng hiếm gặp và bất kì ai cũng có thể gặp phải tình trạng thiếu kẽm. Nguyên nhân chính gây ra thiếu kẽm bao gồm:

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Một số người có khẩu phần ăn cũng như chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm. Tình trạng này thường dễ bắt gặp ở những người có dấu hiệu suy dinh dưỡng, cơ thể kém phát triển.

Những người thường xuyên ăn chay trong một khoảng thời gian dài sẽ có thể dẫn đến việc thiếu kẽm. Nguyên nhân do những người ăn chay thường thiếu protein, protein lại là chất có khả năng giúp cơ thể hấp thu kẽm.

Do bệnh mãn tính

Nhiều căn bệnh mãn tính có khả năng khiến cơ thể bị thiếu kẽm như viêm loét dạ dày, hồng cầu hình liềm, tiểu đường, gan, tiêu chảy mãn tính, ung thư, bệnh về tuyến tụy, nghiện bia rượu, Crohn,…

Bệnh mãn tính là nguyên nhân gây thiếu kẽm

Vấn đề tuổi tác

Những người lớn tuổi có nguy cơ thiếu kẽm vì cơ thể không thể sử dụng một số loại thực phẩm. Bên cạnh đó một số người lớn tuổi đang sử dụng một số loại thuốc khiến cho cơ thể giải phóng kẽm.

Nhu cầu kẽm của cơ thể gia tăng

Trong giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú, phụ nữ thường sẽ có nhu cầu về kẽm tăng cao hơn bình thường. Nhu cầu về kẽm trong thời gian này sẽ cao gấp đôi, cơ thể mỗi ngày sẽ mất đi khoảng 2mg kẽm, việc này sẽ kéo dài trong 2 tháng sau sinh.

Yếu tố di truyền

Một số người có thể gặp phải dạng thiếu kẽm di truyền (acrodermatitis enteropathica), một bệnh gây ra sự kém hấp thụ kẽm trong cơ thể. Theo thống kê, ước tính có 1/500000 ca sinh mắc bệnh này, và nó ảnh hưởng gần như đồng đều đối với cả nam và nữ.

Thiếu kẽm do yếu tố di truyền

Các đối tượng có khả năng bị thiếu kẽm

Mỗi người có cơ thể khác nhau, do đó, một số người có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn và cần chú trọng bổ sung kẽm hàng ngày. Dưới đây là danh sách những nhóm người cần lưu ý bổ sung kẽm cho cơ thể:

  • Người ăn chay: Kẽm chủ yếu xuất phát từ thực phẩm chứa thịt, vì vậy những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) cần bổ sung hơn 50% lượng kẽm so với người không ăn chay. Điều này giúp đảm bảo họ không bị thiếu kẽm.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, bệnh thận: Những người này cần quan tâm đặc biệt đến việc bổ sung kẽm. Họ thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ và duy trì kẽm từ thực phẩm. Bổ sung kẽm sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt hơn và tránh tình trạng thiếu chất này.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có dự trữ kẽm thấp trước khi mang thai, cần bổ sung nhiều kẽm hơn. Kẽm là một chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và sự phục hồi sau sinh. Bổ sung đủ kẽm giúp đảm bảo sức khỏe của mẹ và con.
  • Người nghiện rượu: Những người nghiện rượu thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, trong đó có kẽm. Họ có thể gặp vấn đề về đường ruột do uống quá nhiều rượu hoặc mất đi lượng kẽm qua nước tiểu. Bổ sung kẽm giúp cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể và hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Nam giới trưởng thành: Thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho nam giới, bao gồm suy giảm cân nặng và nguy cơ vô sinh. Bổ sung đủ kẽm là cần thiết để duy trì sức khỏe và chức năng sinh lý của nam giới trưởng thành.

Đảm bảo bổ sung đủ kẽm cho cơ thể là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng quát và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiếu kẽm.

Thiếu kẽm gây ra bệnh gì?

Việc thiếu kẽm có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, khiến cơ thể dễ gặp phải các bệnh lý và vấn đề về sức khỏe. Sau đây sẽ là một số bệnh mà những người thiếu kẽm sẽ có thể gặp phải:

  • Viêm da, dày sừng, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá).
  • Chán ăn, chậm phát triển đặc biệt là ở lứa tuổi đang phát triển.
  • Các vấn đề về mắt như khô mắt, quáng gà.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Tăng nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn.
  • Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và rối loạn giấc ngủ.

Một số dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn

Thiếu kẽm là một tình trạng đáng báo động cho cơ thể của con người, do đó bạn cần nhận biết được các dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể để có cách bổ sung kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu kẽm thường xuất hiện nhất.

Dễ bị rụng tóc

Dấu hiệu thiếu kẽm đầu tiên phải kể đến đó chính là việc tóc dễ bị gãy rụng hơn so với bình thường. Cùng với hiện tượng nhiễm trùng thường tái phát thì rụng tóc là một triệu chứng mà các bạn cần phải nhận biết nếu như nghi ngờ cơ thể bị thiếu kẽm.

Dấu hiệu thiếu kẽm - dễ bị rụng tóc

Nguyên nhân do kẽm là một vi chất khoáng có tác động đến tế bào và có khả năng hấp thụ protein, protein lại là chất rất quan trọng để nuôi dưỡng một mái tóc chắc khỏe và mềm mượt.

Móng giòn, dễ gãy, xuất hiện các đốm trắng

Các đốm trắng trên móng tay còn được gọi là vạch Beau, nếu hiện tượng này xuất hiện thì rất có thể đây là dấu hiệu thiếu kẽm của cơ thể mà bạn cần phải quan tâm.

Dấu hiệu thiếu kẽm - Phần móng giòn, dễ gãy, xuất hiện các đốm trắng

Bên cạnh đó móng mọc chậm hơn, giòn và dễ gãy bắt nguồn từ việc cơ thể không được cung cấp lượng kẽm cần thiết để các tế bào ở móng phát triển, từ đây xuất hiện các vấn đề về móng, biểu hiện rõ rệt nhất chính là việc xuất hiện các đốm trắng.

Răng ố vàng, kém sáng

Kẽm là một chất góp phần giúp cho răng được khỏe mạnh, nếu lượng kẽm trong cơ thể không đáp ứng đủ sẽ khiến cho răng bạn không được trắng sáng, dễ mẻ và không còn chắc khỏe. Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng.

Khi cơ thể bị thiếu kẽm bạn sẽ cảm thấy mùi vị bị thay đổi, lưỡi đóng các mảng trắng, có thể dễ dàng bị viêm nướu,… Đặc biệt dễ gặp đối với những đối tượng có chế độ ăn thiếu kẽm. Đây cũng là một trong số những dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp nhất.

Lở loét miệng

Việc có chế độ ăn không khoa học dẫn đến thiếu kẽm sẽ khiến cho bạn dễ gặp loét miệng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thiếu kẽm sẽ khiến bạn tăng nguy cơ gặp phải loét miệng, những người có lượng kẽm trong cơ thể thấp thường bị loét miệng thường xuyên.

Lở loét miệng là dấu hiệu thiếu kẽm

Dễ nổi mụn, các vấn đề về da

Nhiều nghiên cứu chỉ ra hiện tượng nổi mụn trứng cá có liên quan đến việc cơ thế bị thiếu kẽm. Đa số các phương pháp điều trị cũng như thuốc kháng sinh có thành phần kẽm. Một trong số các nghiên cứu cũng cho thấy có đến 54% những người bị mụn trứng cá có lượng kẽm trong cơ thể ở mức thấp.

Thiếu kẽm gây nổi mụn và các vấn đề về da

Việc thiếu kẽm cũng khiến cho da thường xuất hiện những nốt đóng vảy do mụn lâu lành, vì kẽm chính là yếu tố giúp quá trình chữa lành vết thương được diễn ra nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm: Cách trị mụn trứng cá tại nhà.

Các bệnh về xương khớp

Dấu hiệu thiếu kẽm cuối cùng có liên quan đến xương, vì kẽm đóng vai trò cho trong việc hình thành cơ xương, giúp tăng trưởng xương cũng như phát triển của các tế bào, làm mới collagen giúp xương chắc khỏe.

Thiếu kẽm cũng có thể liên quan đến các bệnh xương khớp

Nên làm gì khi cơ thể bị thiếu kẽm

Sau khi đã biết được nguyên nhân và dấu hiệu của thiếu kẽm thì bạn có thể bổ sung kẽm hiệu quả thông qua các nguồn sau:

Bổ sung kẽm bằng thực phẩm tự nhiên

Nếu xuất hiện các dấu hiệu thiếu kẽm bạn cần phải có chế độ bổ sung kẽm phù hợp cho cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể không tự tổng hợp và dự trữ kẽm, đặc biệt là đối với những người ăn chay sẽ dễ bị thiếu kẽm.

Ngăn ngừa thiếu kẽm ở người lớn tuổi

  • Hàu, bào ngư, tôm, cua… và các loại hải sản khác là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất; tiếp theo là thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa. Chúng cung cấp khoảng 5mg kẽm mỗi ngày.
  • Tăng cường dung nạp thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây, rau tươi để thúc đẩy cơ thể hấp thụ kẽm/sắt.

Có thể bạn quan tâm: Top thực phẩm giàu kẽm tốt cho cơ thể.

Bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng

Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm, đây sẽ là nguồn cung cấp kẽm dồi dào dành cho bạn. Tùy thuộc vào tình trạng của từng người mà bạn sẽ lựa chọn cung cấp một lượng kẽm phù hợp cho cơ thể nhằm đảm bảo đúng liều lượng cũng như đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Viên uống bổ sung kẽm Zn Zinc Liposomal đến từ Biocyte có chứa 15mg kẽm cùng cấu trúc Liposome giúp tăng khả năng hấp thu kẽm, có nguồn gốc từ thực vật phù hợp đối với cả những người ăn chay.

Viên uống bổ sung kẽm Zn Zinc Liposomal

Viên uống Zn Zinc Liposomal giúp hệ miễn dịch của cơ thể được tăng cường, hỗ trợ cho sự phát triển của cơ thể, giúp cho vết thương được chữa lành nhanh chóng. Bên cạnh đó còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe sinh sản, cải thiện làn da và giảm tình trạng mụn.

Lời kết

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, do đó nếu có các dấu hiệu thiếu kẽm bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. Thông qua đó có được kế hoạch bổ sung lượng kẽm cần thiết nhất để cơ thể được phát triển khỏe mạnh.

Thông qua bài viết này, Biocyte đã mang đến cho bạn những dấu hiệu thiếu kẽm thường thấy nhất. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Bài viết khác

Uống gì để trắng da toàn thân? Các loại thức uống hỗ trợ làm trắng da

Uống gì để trắng da toàn thân? Các loại thức uống hỗ trợ làm trắng da

Canxi là gì? Vai trò của canxi với cơ thể?

Canxi là gì? Vai trò của canxi với cơ thể?

Bệnh nhân ung thư ăn gì và kiêng ăn gì?

Bệnh nhân ung thư ăn gì và kiêng ăn gì?

Collagen là gì? Các công dụng của Collagen trong làm đẹp và điều trị chấn thương

Collagen là gì? Các công dụng của Collagen trong làm đẹp và điều trị chấn thương

Viên uống bổ sung Canxi hỗ trợ như thế nào cho xương khớp?

Viên uống bổ sung Canxi hỗ trợ như thế nào cho xương khớp?

Các loại collagen bột, nước, viên có gì khác biệt?

Các loại collagen bột, nước, viên có gì khác biệt?

Hỏi đáp