7 dấu hiệu thừa kẽm và cách xử lý
Mục lục
ToggleKẽm là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên việc sử dụng kẽm quá liều hoặc không đúng cách sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với sức khỏe.
Bài viết sau đây, Biocyte sẽ đưa ra 7 dấu hiệu thừa kẽm, thông qua đó giúp bạn có cách khắc phục cũng như điều trị kịp thời.
Vai trò của kẽm đối với cơ thể con người
Kẽm là một vi chất không thể thiếu đối với cơ thể của con người, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa bên trong cơ thể của chúng ta. Kẽm có khả năng điều hòa lượng đường huyết để ngăn chặn hàm lượng đường gia tăng.
Bên cạnh đó thì kẽm giúp kìm hãm tốc độ chuyển hóa của cơ thể nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng tác động lên việc phân chia và tổng hợp các phân tử ADN. Ngoài ra kẽm còn đóng vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thông qua đó ngăn chặn được những tác động xấu từ bên ngoài vào trong cơ thể.
Kẽm góp phần làm lành các vết thương một cách nhanh chóng, hỗ trợ chức năng sinh sản, phát triển tế bào, sức khỏe của cơ xương. Ngoài ra, kẽm còn là một loại vi chất để thực hiện chức năng ngửi, nếm và tạo nên cảm giác ngon miệng.
Mặt khác, kẽm được xem là có mối quan hệ chặt chẽ với chất cadmium (một kim loại nặng) vô cùng độc. Một khi hàm lượng kẽm trong cơ thể quá thấp sẽ khiến cho cơ thể dễ gặp các tổn thương khi tiếp xúc với cadmium.
Một số thực phẩm bổ sung kẽm nên sử dụng có thể kể đến như: hàu, cá hồi, cá trích, thịt bò,… Kẽm còn có trong một số loại thực vật như hạt bí ngô, đậu, rau bina. Do đó chúng ta cần bổ sung đều đặn các loại thực phẩm này nhằm cung cấp đủ hàm lượng kẽm cho cơ thể.
Hiện nay, chúng ta cũng có thể bổ sung thêm kẽm thông qua các viên uống hỗ trợ bổ sung kẽm cho cơ thể. Những chuyên gia y tế cho rằng mỗi người cần bổ sung trung bình 40mg kẽm mỗi ngày để cơ thể hoạt động và phát triển bình thường.
7 dấu hiệu thừa kẽm của cơ thể
Thừa kẽm là một hiện tượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Do đó mỗi người cần nắm bắt được dấu hiệu thừa kẽm của cơ thể để có cách khắc phục kịp thời.
Buồn nôn, ói mửa
Dấu hiệu thừa kẽm đầu tiên và phổ biến hàng đầu chính là buồn nôn và ói mửa. Theo như 17 nghiên cứu về tác động của kẽm trong việc điều trị cảm cúm thông thường nhận thấy việc bổ sung kẽm sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị cảm cúm. Tuy nhiên đi kèm với đó là các tác dụng phụ như buồn nôn, ói mửa (46% người tham gia nghiên cứu cảm thấy buồn nôn sau khi bổ sung kẽm).
Khi sử dụng hàm lượng kẽm lớn hơn 225mg sẽ khiến ói mửa, hiện tượng này cũng xảy ra rất nhanh sau khi được bổ sung kẽm. Thực tế đã có trường hợp buồn nôn và ói mửa rất nghiêm trọng sau 30 phút kể từ khi bổ sung 570mg kẽm.
Hiện tượng nôn mửa cũng xuất hiện đối với những liều dùng nhỏ hơn. Một nghiên cứu kéo dài trong 6 tuần, 47 người thực hiện nghiên cứu được cho bổ sung 150mg kẽm hằng ngày thì có đến hơn một nửa có hiện tượng buồn nôn hoặc ói mửa.
Việc nôn mửa có thể khiến đào thải kẽm ra bên ngoài tuy nhiên sẽ không đủ để ngăn chặn những biến chứng về lâu dài. Do đó nếu bổ sung kẽm quá liều hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời nhé!
Đau bụng và tiêu chảy
Đau bụng và tiêu chảy cũng là dấu hiệu thừa kẽm rất phổ biến, nó thường xuất hiện cùng với hiện tượng ói mửa. Cũng trong 17 nghiên cứu về tác dụng của việc bổ sung kẽm trong điều trị cảm lạnh thì có đến 40% người tham gia cảm thấy đau bụng và xuất hiện tiêu chảy.
Có thể hiện tượng này ít xuất hiện hơn tuy nhiên đã từng có trường hợp kích ứng ruột dẫn đến xuất huyết tiêu hóa khi bổ sung thừa kẽm. Cụ thể trong một nghiên cứu, sau khi bổ sung 220mg kẽm sulfat hai lần mỗi ngày để điều trị mụn trứng cá, một người đã xuất hiện hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.
Bên cạnh đó nồng độ kẽm clorua > 20% sẽ có thể dẫn đến tổn thương ăn mòn trên diện rộng ở đường tiêu hóa. Kẽm clorua tuy không được sử dụng trong các loại thực phẩm chức năng tuy nhiên vẫn có thể xảy ra nếu lỡ nuốt phải các vật liệu có chứa kẽm clorua như: keo dán, trám, hàn, hóa chất,…
Một số triệu chứng giống cảm cúm
Việc bổ sung lượng kẽm lớn hơn sẽ xuất hiện các dấu hiệu tương tự bệnh cảm cúm như: sốt, ớn lạnh, ho, đau đầu, mệt mỏi. Các triệu chứng này cũng giống với khi ngộ độc các loại khoáng chất khác, chính vì thế rất khó phán đoán và điều trị.
Lúc này, các bác sĩ cần phải khai thác các câu hỏi về việc ăn uống hằng ngày cũng như tiến hành các xét nghiệm để xác định xem bạn có ngộ độc kẽm hay không. Bạn cần phải liệt kê các loại thuốc, thực phẩm bổ sung hằng ngày để các bác sĩ có thể phán đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nồng độ HDL cholesterol thấp
HDL cholesterol hay còn được gọi là cholesterol tốt giúp đào thải các cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, từ đó ngăn chặn được các mảng tích tụ ở động mạch giúp làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch.
Tổ chức y tế khuyến nghị mỗi người trưởng thành nên duy trì nồng độ HDL cholesterol trong máu ở mức thấp nhất là 40mg/dL, nếu thấp hơn mức này sẽ khiến cơ thể bạn dễ gặp các vấn đề về tim mạch.
Theo như nghiên cứu về mối liên hệ giữa HDL cholesterol và kẽm, việc bổ sung quá nhiều kẽm (> 50mg kẽm) mỗi ngày sẽ khiến cho nồng độ HDL cholesterol trong cơ thể bị suy giảm. Ngoài ra thì việc bổ sung nhiều kẽm không có tác động gì đến cholesterol xấu.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bổ sung dưới 30mg kẽm mỗi ngày trong thời gian hơn 14 tuần sẽ không có tác động đến HDL cholesterol. Mặc dù có nhiều yếu tố liên quan đến cholesterol nhưng nghiên cứu cũng cho thấy việc bổ sung kẽm đúng liều lượng là vô cùng quan trọng.
Vị giác thay đổi
Một dấu hiệu thừa kẽm khác chính là vị giác vị thay đổi, khả năng cảm nhận hương vị sẽ bị ảnh hưởng, thực tế cũng cho thấy thiếu kẽm có thể dẫn đến việc suy giảm vị giác. Dư thừa kẽm cũng sẽ khiến vị giác bị thay đổi, khiến miệng có vị kim loại.
Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng này thường xuất hiện khi bạn sử dụng các viên ngậm bổ sung kẽm, siro ho, viêm ngậm ho có chứa kẽm để điều trị bệnh cảm. Liều lượng trong những nghiên cứu thường lớn hơn 40mg/ngày và tác dụng phụ cũng thường xuyên xảy ra.
Trong một nghiên cứu được kéo dài 1 tuần trên các tình nguyện viên ngậm viên bổ sung kẽm 25mg, trong khoảng 2 tiếng một lần, đã thu về kết quả 14% người tham gia bị thay đổi vị giác. Trên một nghiên cứu khác khi sử dụng thực phẩm chức năng dạng lỏng có đến 53% người tham gia cho biết miệng họ có vị kim loại.
Do đó khi bổ sung kẽm ở dạng lỏng hoặc viên ngậm vẫn có thể xảy ra những tác dụng phụ kể cả khi bạn không sử dụng quá liều.
Thiếu đồng
Nếu sử dụng một lượng lớn kẽm sẽ dẫn đến việc cơ thể không thể hấp thụ đồng, việc sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu hụt đồng. Đồng cũng là vi chất quan trọng đối với cơ thể.
Đồng đóng vai trò là vi chất hỗ trợ hấp thụ và chuyển hóa sắt, tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu cũng như hình thành bạch cầu. Hồng cầu sẽ giúp máu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể trong khi bạch cầu có chức năng quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Việc thiếu hụt đồng có thể dẫn đến một số bệnh về đường máu như:
- Thiếu máu: Do không hấp thụ được sắt nên số lượng hồng cầu khỏe mạnh có trong có thể ở mức vô cùng thấp.
- Thiếu máu nguyên hồng cầu: Hồng cầu khỏe mạnh bị giảm sút do cơ thể không có khả năng chuyển hóa sắt một cách bình thường.
- Giảm bạch cầu: Quá trình hình thành bạch cầu bị gián đoạn dẫn đến số lượng bạch cầu bị giảm sút.
Thường xuyên gặp các vấn đề về nhiễm trùng
Dấu hiệu thừa kẽm tiếp theo liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể, việc này có thể liên quan đến hiện tượng thiếu máu và suy giảm bạch cầu. Tuy nhiên vẫn có thể do một số nguyên nhân khác ngoài các vấn đề này.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, thừa kẽm sẽ khiến cho chức năng của tế bào T- (một tế bào bạch cầu) bị suy giảm. Tế bào T- có vai trò đáp ứng hệ miễn dịch nhờ khả năng tiêu diệt các mầm bệnh gây hại.
Trong một nghiên cứu ở 11 nam giới hoàn toàn khỏe mạnh, nghiên cứu nhận thấy sau khi được bổ sung 150mg kẽm 2 lần/ngày trong suốt 6 tuần thì hệ miễn dịch đã bị suy giảm đáng kể.
Mặc khác thì trong một nghiên cứu ở những người lớn tuổi, khi bổ sung 110mg kẽm 3 lần/ngày trong 1 tháng đã có những tác động khác nhau. Một số người bị suy giảm miễn dịch nhưng một số khác cho thấy hệ miễn dịch được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu thiếu kẽm ở người lớn.
Cách khắc phục hiện tượng thừa kẽm
Nếu bạn có các dấu hiệu thừa kẽm việc đầu tiên cần làm là ngừng bổ sung kẽm cho cho cơ thể. Nếu có các triệu chứng nhẹ bạn có thể sử dụng một ít sữa tươi, vì canxi và photpho có chứa trong sữa tươi sẽ liên kết với kẽm dư thừa để tạo ra chất chelate và được đào thải ra bên ngoài.
Nếu các dấu hiệu thừa kẽm ở mức nặng hoặc trong thời gian dài, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cũng như đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Lời kết
Kẽm là một vi chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể của mỗi người, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách hoặc sử dụng quá liều lượng cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của chúng ta, thậm chí là gây tử vong.
Trong bài viết này Biocyte đã chỉ ra các dấu hiệu thừa kẽm của cơ thể cũng như cách để khắc phục tình trạng này. Hy vọng qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.